[PHẦN 2] TẦM QUAN TRỌNG CỦA R&D TRONG NGÀNH THỰC PHẨM THÁI LAN
Người khổng lồ thủy sản Thai Union coi dầu cá và các mặt hàng có lợi nhuận cao khác là chìa khóa để tăng trưởng.
Tháng 7/2014, báo cáo nạn buôn người hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ đã hạ bậc vị trí của Thái Lan xuống cấp 3 trong bối cảnh các báo cáo về hành động vi phạm nhân quyền và lao động phổ biến trên các tàu đánh cá.
Xếp hạng cấp 3 có thể dẫn đến lệnh cấm nhập khẩu từ Thái Lan sang Mỹ. Ngay năm sau, Liên minh châu Âu (EU) đưa ra “thẻ vàng” cho Thái Lan vì quốc gia này không hạn chế việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và kiểm soát việc lạm dụng và bóc lột người lao động.
“Thành thật mà nói, chúng tôi đã không có sự chuẩn bị cho sự việc này”, Cựu giám đốc của Thai Union cho biết.
Đối phó với việc này, tập đoàn đã triển khai chương trình Thay đổi Biển toàn cầu vào năm 2016 để cung cấp tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc trong hoạt động của mình và năm sau đó, tập đoàn đã hợp tác với Greenpeace, hình thành một “quy tắc ứng xử” áp dụng cho tất cả các tàu đánh cá dưới vai trò là nhà cung cấp.
Dariam McBain, Giám đốc Phát triển tại Thai Union cho biết tập đoàn đã mang lại sự minh bạch cho hoạt động sản xuất cá đóng hộp của mình. “Bạn có thể cầm một hộp cá ngừ Chicken of the Sea và sau khi nhập mã, bạn có thể biết con tàu vận chuyển và nơi chế biến nó”.
Một nhân viên phòng thí nghiệm phân tích mẫu cá ngừ đóng hộp tại Vườn ươm Đổi mới toàn cầu của Thai Union, một trung tâm nghiên cứu ở Bangkok. Ảnh: Reuters.
Bà Coolen cho biết, tính minh bạch này sẽ được áp dụng trong việc sản xuất dầu cá mặc dù việc truy xuất nguồn gốc sẽ phức tạp hơn.
Ngoài dầu cá ngừ, một số sản phẩm giá trị gia tăng khác có thể được sản xuất từ các sản phẩm phụ của cá ngừ. Ví dụ da cá ngừ có thể được tạo thành gelatin, xương và vây có thể được chuyển thành các sản phẩm chứa protein.
Thai Union đã thành lập Vườn ươm Đổi mới toàn cầu tại Bangkok, nơi 110 nhân viên đang làm việc để nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, mặc dù có thể mất một thời gian trước khi những nỗ lực của họ đem lại kết quả.
Nhà máy lọc dầu cá ngừ có sản lượng 5.000 tấn mỗi năm và dự kiến sẽ đạt doanh thu 15 triệu USD trong năm nay.
Prasit Sujiravorakul, chuyên gia phân tích cao cấp tại Bualuang Securities – công ty chứng khoán hàng đầu ở Thái Lan cho biết: “Tôi nghĩ Thai Union đang nhắm mục tiêu đạt 10% doanh thu hợp nhất trong vòng 5 – 10 năm kể từ thời điểm hiện tại, nhưng mục tiêu ban đầu là 1 – 2% doanh số trong 2 – 3 năm”.
Ông Prasit lưu ý tỉ suất lợi nhuận gộp của sản phẩm dầu cá ngừ có thể lên tới 30% so với mức 10% của sản phẩm cá ngừ đóng hộp.
Thai Union không phải là tập đoàn thực phẩm Thái Lan duy nhất đầu tư vào R&D để giúp nâng cao chuỗi giá trị, sau nhiều thập kỉ hiện tập đoàn là nhà cung cấp chính các nguyên liệu thô và các sản phẩm khác.
“Hiện tại, R&D trong ngành công nghiệp thực phẩm trị giá hơn 15 tỉ baht, cao nhất so với bất kì ngành sản xuất nào ở Thái Lan”, trích dẫn từ dữ liệu năm 2017 của Kevalin Wangpichaya, thuộc Trung tâm nghiên cứu Kasikorn. Đối với dầu cá ngừ của Thai Union, các khoản đầu vào R&D này có thể mất một thời gian dài mới thu được kết quả, theo Nikkei Asia Review.
“Sẽ mất một khoảng thời gian dài để các sản phẩm thực phẩm giá trị gia tăng đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan,” ông Kevalin cho biết.