ĐÁNH BẮT CÁ BẤT HỢP PHÁP TRỞ THÀNH MỘT MỐI ĐE DỌA AN NINH TOÀN CẦU
Tuy nhiên, với 90% lượng cá đã bị khai thác cạn kiệt cùng nhiều rạn san hô đang chết dần, hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp trên địa phận biển của quốc gia khác hoặc tại những vùng biển được bảo vệ bởi các thỏa thuận quốc tế ngày càng tăng.
Theo Bloomberg, hải sản là nguồn cung protein chính cho 3 tỉ người trên toàn thế giới và ngành khai thác – chế biến hải sản sử dụng hơn 55 triệu công nhân.
Tuy nhiên, với 90% lượng cá đã bị khai thác cạn kiệt cùng nhiều rạn san hô đang chết dần, hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp trên địa phận biển của quốc gia khác hoặc tại những vùng biển được bảo vệ bởi các thỏa thuận quốc tế ngày càng tăng.
Chuyên gia tin rằng ít nhất 20% sản lượng thu hoạch toàn cầu đến từ hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát, vốn mang lại lợi nhuận ước tính 15,5 tỉ đến 36 tỉ USD mỗi năm.
Ngư nghiệp trục trặc sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và bùng nổ các phong trào dân số như chiến tranh, tội phạm và tuyển mộ khủng bố.
Đánh bắt cá bất hợp pháp đã dấy lên căng thẳng giữa các quốc gia từ Biển Đông, Vịnh Bengal đến bờ biển Patagonia và nhiều nơi khác. Rất nhiều hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp được điều hành bởi các tổ chức tội phạm bắt người dân làm thuyền viên và dùng tàu để buôn bán người, bắt giữ con tin, cướp biển và vận chuyển ma túy, vũ khí và “kim cương máu”.
Ví dụ, các tàu đánh cá của Iran đã bị bắt khi đang cố gắng buôn lậu vũ khí cho phiến quân Houthi ở Yemen và khủng bố Pakistan.
Theo đó, các chuyên gia nhận định, đánh bắt cá bất hợp pháp cần được cân nhắc dưới góc độ là một mối đe dọa an ninh toàn cầu.
Ảnh minh họa
Chính phủ các nước đang can thiệp quá ít và một số, hóa ra, lại khuyến khích hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp.
Mỹ đã cáo buộc các nước Trung và Nam Mỹ đánh bắt cá bất hợp pháp, và các nhóm phi chính phủ cũng đã ghi nhận vi phạm của nhiều quốc gia châu Âu gồm Italy và Tây Ban Nha.
Theo các chuyên gia, Mỹ nên thúc đẩy Hải quân, Cảnh sát biển, NASA và Cơ quan Khí tượng Thủy văn sử dụng cảm biến và vệ tinh phức tạp của họ nhằm theo dõi các tàu cá hoạt động mà không cần bộ tiếp sóng.
Tuy nhiên, chìa khóa để chấm dứt tình trạng này phải đến từ sự minh bạch. Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã thu thập một lượng lớn dữ liệu, nhưng họ lại ít chia sẻ những dữ liệu này.
Các tập đoàn toàn cầu, trong đó có Google, đang giúp những nhóm phi chính phủ theo dõi và trực quan hóa dữ liệu được đăng tải trên mạng. Mục tiêu là để cho khách hàng biết những gì đang được khai thác hợp pháp và bất hợp pháp, từ đó, áp lực từ thị trường có thể tác động vào tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp.
Mặc dù những nỗ lực này mang lại hiệu quả, nhưng vẫn thật sự chưa đủ. Chính phủ các nước nên hoàn toàn tuân thủ những hiệp ước về nguồn tài nguyên biển mà họ đã kí.
Ví dụ, hơn 50 quốc gia đã kí kết một hiệp ước nhằm quản lí cảng biển của nước họ một cách tốt hơn, bằng cách từ chối nhập cảnh các tàu không có giấy tờ cho lượng cá họ đánh bắt.
Việc thực thi hiệp ước trên tại các cảng lớn diễn ra khá thuận lợi, nhưng ngư dân bất hợp pháp lại tràn vào những cảng nhỏ, thiếu giám sát.
Dữ liệu cùng sự hợp tác chặt chẽ và thực thi pháp luật mạnh mẽ hơn là các nhân tố cần thiết để giải quyết tình trạng trên. Nếu vấn đề chưa được giải quyết, tác hại sẽ lớn hơn nhiều so với những gì bạn có thể tưởng tượng.
Trần Nam Thi
Theo Kinh tế & Tiêu dùng