THỊT MÁT NGÀY CÀNG ĐƯỢC NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT QUAN TÂM
Đời sống xã hội nâng cao, thịt lợn sạch đang trở thành chủ đề nóng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Sau một loạt những ‘biến cố’ của ngành chăn nuôi như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, sán lợn… khiến người tiêu dùng đề cao cảnh giác, rất nhiều người chỉ sử dụng sản phẩm thịt sạch có thể biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
3 tiêu chuẩn sạch: Thịt lợn được cho là sạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt vật lý, hóa học và sinh học.
Để đảm bảo được 3 tiêu chuẩn trên, người tiêu dùng khi sử dụng thịt lợn đều quan tâm đến việc lợn phải khỏe và sạch ngay từ khi chăn nuôi cho đến quy trình giết mổ.
Thịt mát ra đời mang đến khái niệm mới về thịt sạch
Trước tiên, giống lợn và thức ăn chăn nuôi đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo sạch và an toàn. Lợn được nuôi với thời gian đủ và đúng cho sự phát triển bình thường, không dùng chất tăng trọng, chất tạo nạc. Lợn khỏe được kiểm tra thú y chặt chẽ, tiêm ngừa vaccine đầy đủ, không chất kháng sinh, không tồn dư bất cứ loại chất cấm nào, và được kiểm soát để loại trừ nguyên liệu lợn mang mầm bệnh đưa vào giết mổ.
Sau đó, quá trình giết mổ lợn phải được cơ quan thú y kiểm tra và kiểm soát vệ sinh chặt chẽ để ngăn chặn và loại trừ mầm bệnh trên sàn mổ, khi lợn tiếp xúc với nước tiểu, với phân trên sàn mổ. Tiếp đến là việc vận chuyển phải được đảm bảo an toàn về vệ sinh, tránh trong lúc vận chuyển có thể xảy ra nguy cơ lây nhiễm nguồn vi khuẩn từ sàn xe hay sạp bày bán.
Sau cùng là trong quá trình bày bán, phải kiểm soát vệ sinh, thịt không bị tẩm ướp bởi những hoá chất, hàn the giúp thịt có màu sắc bắt mắt, để được lâu suốt cả ngày dưới nhiệt độ nóng từ 30-400C, là điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Gần đây, xu hướng tiêu dùng thịt mát cũng đã du nhập Việt Nam. Thịt lợn mát, loại thịt được sản xuất và chế biến theo công nghệ hiện đại, đã có mặt ở Anh, Mỹ và các nước phát triển từ thập niên 1960, cũng đã được sản xuất tại Việt Nam, vì sức khỏe và bữa cơm ngon của người Việt.
Thịt mát chuẩn châu Âu đã có tại Việt Nam
Giá phải chăng và đảm bảo an toàn hơn, thịt lợn mát MEATDeli – sản phẩm lần đầu tiên ra mắt thị trường Việt Nam cuối năm 2018 đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người tiêu dùng.
Đây là loại thịt lợn sạch thuần khiết với công nghệ thịt mát từ châu Âu. Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng được bảo đảm, đồng thời nâng khái niệm thịt lợn sạch lên một tầm cao mới. Đó là thịt lợn mát đạt chuẩn thế giới.
Thịt mát được kiểm định chất lượng trước khi đưa ra thị trường
Thịt lợn mát MEATDeli được sản xuất với quy trình khép kín (3F: Feed – Farm – Food) kiểm soát chặt chẽ từ con giống, thức ăn chăn nuôi để đảm bảo lợn khỏe và thịt sạch từ gốc, kế đến là quy trình giết mổ nhân văn, lợn được treo lên và được làm mát ngay khi giết mổ, cùng với công nghệ đóng gói hiện đại, quy trình vận chuyển được kiểm soát chặt chẽ, nhằm đảm bảo thịt sạch đến tận tay người tiêu dùng.
Toàn bộ quy trình sản xuất thịt sạch MEATDeli được các chuyên gia Châu Âu giàu kinh nghiệm trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm. Một điểm cộng khác là thịt mát MEATDeli luôn được bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ Cvà đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh, nơi bày bán được trang bị hệ thống làm lạnh đạt chuẩn, giúp thịt tươi lâu đến 7 ngày mà vẫn đảm bảo sản phẩm vẫn giữ nguyên được dưỡng chất và thớ thịt mềm, ngọt thịt và ngon hơn, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của sản phẩm khi chế biến.
Chính những ưu điểm này khiến cho thịt mát MEATDeli trở thành sản phẩm thịt sạch thuần khiết đầu tiên tại Việt Nam, được người tiêu dùng, nhất là các bà nội trợ ủng hộ. Đây cũng là tín hiệu vui, hứa hẹn thịt mát MEATDeli sẽ mang đến khái niệm thịt sạch mới, tiêu chuẩn mới về thịt sạch tại thị trường Việt Nam, đảm bảo sức khỏe của người Việt Nam và cho bữa ăn ngon của mọi gia đình.
Thịt lợn mát MEATDeli do tổ hợp Meat Hà Nam sản xuất, với công nghệ thịt mát từ châu Âu, được các chuyên gia Châu Âu giàu kinh nghiệm trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm.
Sản phẩm hiện được bày bán tại các Cửa hàng, Đại lý MEATDeli và hệ thống VinMart Hà Nội.
Tác giả: M.TÚ
Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ