CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ – TRUNG ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN NGÀNH THỦY SẢN RA SAO?
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung dẫn đến kết quả là gần như hàng hóa của Trung Quốc nhập vào Mỹ sẽ phải đối mặt với thuế suất 25%, cũng như hàng Mỹ xuất sang Trung Quốc phải chịu thuế quan cao hơn. Trong đó, chịu tác động nhiều nhất từ cuộc chiến này là ngành thủy sản.
Tác động của chiến trah thương mại Mỹ -Trung đến ngành thủy sản qua các biểu đồ
Năm 1651, hai năm sau khi nhà cách mạng người Anh Oliver Cromwell xử tử vua Charles I, Nghị viện Anh thông qua Đạo luật hàng hải quy định tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Anh phải do tàu Anh hoặc tàu từ nước xuất khẩu chuyên chở.
Đạo luật này đã loại trừ các tàu buôn trung gian, hầu hết là của Hà Lan, ra khỏi các hoạt động thương mại hàng hải với Anh. Các hàng hóa bị ảnh hưởng bao gồm cá tuyết, cá trích, cá mòi, được buôn bán bởi các tàu Hà Lan dọc theo bờ biển Anh.
Hơn 350 năm sau và Tổng thống Mỹ Donald Trump – người đắc cử vào Nhà Trắng năm 2017, với lòng nhiệt thành cách mạng tương tự – đã “khai hỏa” cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Trang Undercurrent News đã minh họa sự tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung đến ngành thủy sản qua các biểu đồ.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tác động đến thương mại thủy sản và thương mại protein động vật một cách bất cân xứng.
Nguồn: Undercurrent News
Thịt và sữa của Mỹ rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là những người ăn thịt heo Trung Quốc, sau này là những phụ huynh Trung Quốc nuôi con bằng sữa bột – nhưng giá trị của chúng trong thương mại song phương giữa hai nước tương đối nhỏ.
Giá của philê cá mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc cao hơn giá của tất cả các sản phẩm thịt giữa hai nước.
Nguồn: Undercurrent News
Hiệu quả của việc Trung Quốc gia nhập WTO
Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), giá trị thương mại thủy hải sản Mỹ – Trung lớn hơn giá trị thương mại của cùng một sản phẩm giữa hai quốc gia khác.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông Trump cam kết giải quyết thâm hụt thương mại khiến các nhà điều hành ngành thủy sản lo lắng. Vào ngày 6/7/2018, nỗi lo ngại ấy tăng lên khi Trung Quốc thực hiện mức thuế 25% đối với 224 sản phẩm hải sản từ Mỹ nhằm đáp trả thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc.
Nhưng làm thế nào Trung Quốc, một quốc gia không thu hoạch cá hồi hoang dã hay cá tuyết, trở thành nhà cung cấp philê cá hồi và cá hồi hoang dã lớn nhất của Mỹ? Và tại sao Mỹ, quốc gia thu hoạch cá tuyết và cá hồi hoang dã, lại xuất khẩu các loại cá này đến Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ nước nào khác?
Trở lại năm 2000, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiếp tục xúc tiến một thỏa thuận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Họ hiểu rằng việc gia nhập WTO sẽ cho phép các nhà xuất khẩu Trung Quốc tiếp cận bình đẳng với thị trường rộng lớn bao gồm cả Mỹ và EU.
Trên thực tế, hiệu quả của việc Trung Quốc gia nhập WTO có thể thấy rõ trong xuất khẩu thủy sản của nước này. Trong năm 2001, xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Mỹ đã tăng trưởng mạnh, tăng hơn ba lần lên 2,76 tỉ USD.
Nguồn: Undercurrent News
Xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Mỹ đã tăng đáng kể khi ngư dân ở miền nam nước này bắt đầu nuôi cá rô phi và tôm. Đến năm 2010, khi mức sống tăng lên, Trung Quốc đã nhập khẩu tôm hùm Mỹ và cua Dungility để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, thúc đẩy hơn nữa thương mại song phương.
Mặc dù Trung Quốc đã giảm thuế nhập khẩu thép, thịt, trái cây và các loại hạt của Mỹ với trị giá 3 tỉ USD vào 31/3, hải sản vẫn được xem là mục tiêu cạnh tranh trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Vào ngày 15/6, Trung Quốc tuyên bố đánh thuế lên 224 sản phẩm hải sản của Mỹ với mức thuế bổ sung 25%, để trả đũa cho đợt thuế quan thứ hai của Mỹ được công bố ba ngày trước đó.
Điều này cho thấy hải sản Mỹ chiếm tỉ trọng lớn trong nhập khẩu của Trung Quốc theo số lượng sản phẩm nhập khẩu tuyệt đối (500 sản phẩm). Ngoài ra, hầu hết nhập khẩu hải sản Trung Quốc đều có thuế quan bằng 0 trong năm 2017, theo phân tích của Undercurrent News.
Trong khi đó, ngành thủy sản Mỹ vẫn đang “quay cuồng”. Gần như tất cả nhập khẩu hải sản của Trung Quốc từ Mỹ, ngoại trừ bột cá, sẽ bị đánh thuế sau đó vào 24/8. Và vì phải mất ít nhất 40 ngày để chuyển các container từ Mỹ sang Trung Quốc, các đơn đặt hàng đã bị hủy ngay lập tức trước ngày 6/7, các Giám đốc điều hành trong ngành mực cho biết.
Vào ngày 28/6, theo một báo cáo của Undercurrent News trước đó, Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ đã công bố rằng xuất khẩu cá và động vật giáp xác của Mỹ được chế biến ở Trung Quốc để tái xuất sẽ không phải chịu thuế quan bổ sung 25%.
Điều này cho thấy hơn một nửa nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ Mỹ có khả năng không bị áp thuế quan 25%, theo Undercurrent News.
Ngọc Ánh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng